TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM ĐỊNH HƯỚNG NÔNG DÂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Từ Chính sách ra Cuộc sống: Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu; Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh!” và lời dạy của cổ nhân “phi nông bất ổn”, nên trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng giành độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm và coi trọng phát triển nông nghiệp.

Trong thời đại ngày nay, với những gì chúng ta đã có, tôi tin là nền nông nghiệp Việt Nam sẽ luôn chủ động về tâm, thế và lực để làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và công cuộc chuyển đổi số quốc gia để từ đó có những đổi thay căn bản và toàn diện về thể chế và tổ chức, về khoa học và công nghệ, về giáo dục và đào tạo, về khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, đủ sức tạo ra những đột phá về chất và lượng, tạo ra các động lực và nguồn lực mới, đưa nông nghiệp nước ta vươn lên những tầm cao mới, mang tính thời đại và cách mạng, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường toàn cầu, mang lại cho bà con nông dân cuộc sống ngày thêm ấm no hơn, giàu có hơn, nông thôn Việt Nam ngày thêm văn minh, giàu đẹp và thịnh vượng hơn.

THỨ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÙNG ĐỨC TIẾN

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã đánh giá cao tổng hội trong hơn 10 năm hoạt động đã thực hiện được nhiều các hoạt động có ý nghĩa hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành nông nghiệp và nông dân. Trong đó, có diễn đàn giữa doanh nghiệp và nhà nông được tổ chức hằng năm nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tăng cường sự hợp tác giữa các bên.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, với sự tham gia tích cực doanh nghiệp, cùng sự nỗ lực, chịu khó của bà con nông dân sẽ đưa ra những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển bền vững, hiệu quả, không những đáp ứng nhu cầu trong nước và còn vươn rộng, vươn xa ra trường quốc tế.

Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ cho người dân, hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp. Bộ đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, các nhân là thành viên phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ chuyển đổi số và đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh

CHỦ TỊCH TỔNG HỘI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT cho rằng, sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà nông còn chưa thật sự tốt, người nông dân vẫn bị động từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Một vướng mắc nữa là số lượng doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này vẫn còn khá khiêm tốn do cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không đủ mạnh, cách huy động, kêu gọi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chưa thật sự tốt nên vẫn chưa có sức hấp dẫn, cuốn hút doanh nghiệp.

Do đó, diễn đàn được tổ chức để các doanh nghiệp ngành nông nghiệp hoặc các doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực nông thôn có nhiều cơ hội đối thoại, giao lưu và thông qua truyền thông để truyền tải những thông điệp, đề xuất, kiến nghị, hiến kế…

Từ đó, giúp các cơ quan chức năng để kịp thời điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn hiện nay, cùng nhau chung tay xây dựng một nền nông nghiệp phát triển xanh, bền vững, đóng góp vào Kinh tế Quốc gia.

ĐỘNG LỰC VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Thực tế cho thấy, để phát huy mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, cần xác định đúng, đủ và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan. Đây là mấu chốt để hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng nông sản. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới động lực vốn tín dụng ngân hàng, bởi thiếu yếu tố này, thì chuỗi liên kết chắc chắn không thể thành công. Hiện nay, cả nước có khoảng trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển và tạo các chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, nguồn vốn tín dụng cũng như các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với lĩnh vực có tính chất mùa vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như ngành nông nghiệp. Khi dòng vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời sẽ góp phần gia tăng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, cũng như hệ thống phân phối, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, qua đó nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

Tín dụng ngân hàng xanh là một giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải độc hại, hướng nền kinh tế tới mục tiêu TTX nhằm phát triển bền vững quốc gia. Việc các nước theo đuổi mục tiêu TTX, tín dụng ngân hàng xanh là những hành động thiết thực nhất để chống biến đổi khí hậu và BVMT; đóng góp cân bằng, hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội, tránh được rủi ro về môi trường và xã hội; là cơ hội để các tổ chức tài chính, tín dụng xanh quốc tế đầu tư vốn vào Việt Nam.

Ngoài ra, tín dụng ngân hàng xanh cũng mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng xã hội. Chẳng hạn như: (i) Giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi trong và ngoài nước; cơ hội nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, từ đó có thể tránh được những rủi ro về môi trường và đem lại sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp; (ii) Người tiêu dùng có cơ hội sử dụng các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, hạn chế được việc sử dụng sản phẩm độc hại; được sống trong môi trường trong sạch; lợi ích lâu dài cho thế hệ kế cận. Bên cạnh đó, việc chú trọng tăng cường tín dụng ngân hàng xanh trong TTX sẽ giúp nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, doanh nghiệp và các cá nhân về tầm quan trọng của đầu tư xanh trong phát triển bền vững.

Tuy nhiên, đến nay, việc triển khai các chương trình tín dụng ngân hàng xanh vẫn còn gặp một số rào cản nhất định như: Có thể làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia trong ngắn hạn, làm chậm quá trình khai thác các thế mạnh tiềm năng; chi phí đầu tư lớn, giá thành sản xuất cao hơn các sản phẩm cùng loại có thể hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nếu không có được sự hỗ trợ của chính phủ, các tổ chức tài chính và xã hội.

Đứng trước những thách thức to lớn từ hậu quả của biến đổi khí hậu, có nhiều giải pháp đã được triển khai để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, đảm bảo môi sinh – môi trường. Giải pháp về tài chính, trong đó có chính sách tín dụng xanh, được xem là hiệu quả, từ đó góp phần hướng tới phát triển kinh tế bền vững. Để tín dụng xanh có thể phát huy hết tiềm năng trong tương lai, các ngân hàng và doanh nghiệp phải có những cam kết thực sự mạnh mẽ. 

Upload Image...
Tín dụng xanh với tăng trưởng bền vững

Môi trường và phát triển có mối quan hệ vô cùng đặc biệt, môi trường là đối tượng và cũng chính là địa bàn để phát triển, trong khi đó, phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong mối liên kết đặc thù giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, ngân hàng đóng vai trò như một mắt xích trung gian, tác động gián tiếp đến môi trường thông qua hoạt động của khách hàng. Trong hệ thống ngân hàng, công tác quản lý môi trường có nhiều nét tương đồng với quản lý rủi ro. Việc kiểm soát chất lượng danh mục các khoản vay không những giúp ngân hàng giảm thiểu một cách tối đa tổn thất có thể xảy ra, mà còn gia tăng giá trị sinh lời cũng như uy tín cho ngân hàng. Do đó, một trong những trách nhiệm của ngân hàng là tích cực và chủ động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong điều hành hoạt động nội bộ, đồng thời chủ động tìm kiếm và khai thác những sản phẩm và cơ hội kinh doanh thân thiện với môi trường.

Tín dụng xanh chỉ những khoản tín dụng mà ngân hàng cấp phát cho các dự án sản xuất – kinh doanh không gây rủi ro hoặc nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Với mục đích hướng tới các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, các sản phẩm tín dụng xanh góp phần đem lại những lợi ích to lớn về phát triển nền kinh tế hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững. Vì vậy, phát triển dòng tín dụng xanh là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Các định chế tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và trong nước là Ngân hàng Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã tiên phong xây dựng các bộ tiêu chuẩn về môi trường xã hội cho các dự án và đối tác vay vốn, khách hàng.

Hưởng ứng các chính sách về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững được Chính phủ đưa ra, VietinBank với vai trò là ngân hàng hàng đầu, cung ứng dòng vốn “mạch máu” cho nền kinh tế, đã công bố Khung Tài chính Bền vững của Ngân hàng, góp phần thực hiện cam kết đồng hành cùng Chính phủ và khách hàng đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

VietinBank đã xây dựng Khung Tài chính Bền vững (Sustainable Finance Framework – SFF) để đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho việc tài trợ và quản lý các khoản tài trợ phát triển bền vững của Ngân hàng. Khung Tài chính Bền vững của VietinBank được bên thứ hai độc lập – Morningstar Sustainalytics đánh giá là “đáng tin cậy và có tác động lớn” đối với sự phát triển bền vững.

Đặc biệt, Khung Tài chính Bền vững của VietinBank đã được Công ty hàng đầu về nghiên cứu, xếp hạng và dữ liệu ESG – Morningstar Sustainalytics đánh giá là “đáng tin cậy, có tác động lớn và phù hợp với Hướng dẫn Trái phiếu Bền vững 2021, Nguyên tắc Trái phiếu Xanh 2021, Nguyên tắc Trái phiếu Xã hội 2023, Nguyên tắc Cho vay Xanh 2023 và Nguyên tắc Cho vay Xã hội 2023” do Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế – ICMA, Hiệp hội Thị trường Cho vay – LMA, Hiệp hội Thị trường Cho vay Châu Á Thái Bình Dương – APLMA ban hành.

Theo đó, Khung Tài chính Bền vững đưa ra các định hướng của VietinBank trong việc tài trợ và quản lý các khoản tài trợ cho mục đích phát triển bền vững theo 4 trụ trụ cột chính, từ mục đích sử dụng vốn, quy trình đánh giá và lựa chọn hạng mục tài trợ cho đến quản lý sử dụng vốn và báo cáo. Khung Tài chính Bền vững của VietinBank được xây dựng theo cách tiếp cận toàn diện, áp dụng cho cả công cụ tài chính cho vay và trái phiếu, phục vụ cả các dự án/phương án Xanh và Xã hội. Trong đó, các nhóm mục đích sử dụng vốn Xanh bao gồm: Năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả, kinh tế tuần hoàn, giao thông vận tải xanh, công trình xanh, nông – lâm – ngư nghiệp bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học; các nhóm mục đích sử dụng vốn xã hội bao gồm: Tiếp cận cơ sở hạ tầng cơ bản, nhà ở xã hội và tiếp cận các dịch vụ cơ bản (Y tế và giáo dục).

Trước khi ban hành Khung Tài chính Bền vững, VietinBank đã coi phát triển bền vững là một hoạt động trọng tâm của Ngân hàng. VietinBank đã chủ động xây dựng các chính sách, sản phẩm để tạo cơ chế linh hoạt trong việc tài trợ phát triển bền vững trong các lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, quản lý nước bền vững, nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, xử lý chất thải và chống ô nhiễm.

ÔNG PHẠM TIẾN DŨNG PHÓ THỐNG ĐỐC NHNN VIỆT NAM

Trong tiến trình chuyển đổi số, dữ liệu đã và đang trở thành một nguồn tài nguyên mới, là yếu tố quan trọng mang tính quyết định. Đối với ngành Ngân hàng, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, dữ liệu giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, thống kê, phân tích, dự báo phục vụ chỉ đạo, điều hành, hoạch định chiến lược của NHNN; giúp ngân hàng thương mại không chỉ xác thực, định danh khách hàng mà còn giúp phân tích, nắm bắt hành vi và xu hướng tiêu dùng, từ đó đưa ra quyết định trong phát triển, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Xác định vai trò quan trọng của dữ liệu trong chuyển đổi số ngân hàng, trong thời gian qua, NHNN thường xuyên rà soát và hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối, khai thác dữ liệu, ứng dụng công nghệ nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên cơ sở đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật thanh toán trong hoạt động ngân hàng.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc

Lấy ví dụ như chúng ta phải phổ biến, phải tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp hiểu, đồng thời, cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải luôn luôn thay đổi, đổi mới, sáng tạo, tạo ra những sáng kiến tốt nhất để mang đến những công cụ quản lý tốt nhất, nhưng tạo điều kiện để cho doanh nghiệp phát triển. Có như vậy chúng ta mới đảm bảo được nguồn lực để đầu tư và phát triển. Chẳng hạn như về vấn đề thu ngân sách, một mặt là giảm thu thông qua giảm thuế, nhưng còn một mặt là phải tăng thu ở những lĩnh vực hay những sắc thuế lâu nay chưa thu được, hay thu ít, ví dụ như sàn thương mại điện tử, hay giao dịch xuyên biên giới hoặc là giao dịch trên thị trường chứng khoán, hay ở vấn đề chuyển giá, hay như trong vấn đề chuyển nhượng bất động sản. Đây là những lĩnh vực tiềm năng.Và muốn quản lý tốt thì phải có công cụ quản lý.

Chúng tôi đã thực hiện việc phát hành hóa đơn điện tử có mã. Việc phát hành hóa đơn điện tử có mã là tất cả các doanh nghiệp và hộ gia đình cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã do cơ quan thuế phát hành. Và cơ quan thuế phải xây dựng và kiểm soát chặt cơ sở dữ liệu hóa đơn có mã này. Điều đó sẽ mang đến lợi ích là số thuế tăng lên, tức là không bị giấu nguồn thu, có nghĩa là thuế VAT tăng lên và sẽ ngăn chặn được tình trạng trục lợi thông qua vấn đề như hoàn thuế giá trị gia tăng hay mua bán hóa đơn. Đồng thời việc xác minh, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra là thuận lợi nhất, kể cả việc đối chiếu của người nộp thuế với cơ quan thuế cũng thuận lợi nhất, mà nó đảm bảo cái không minh bạch nhất. Vậy nên chúng tôi triển khai mạnh mẽ việc phát hành hóa đơn điện tử có mã, chúng tôi thí điểm ở 6 tỉnh thành, chiếm khoảng 7 % tại số hóa đơn và hơn khoảng 44 tỷ hóa đơn điện tử. Vào 1/4 chúng tôi bắt đầu làm đợt 2, đợt cuối cùng, đến 1/7, cả nước thực hiện hóa đơn điện tử.

Và bước thứ hai là áp dụng trí tuệ nhân tạo vào việc kiểm soát hóa đơn điện tử để phát hiện ra những cái trọng yếu, những rủi ro, để phát hiện ra vấn đề trốn thuế, vấn đề gian lận thuế, hay là vấn đề trục lợi về thuế. Thì đây cũng là một công cụ để thực hiện. Hay như chúng tôi đã ban hành, khai trường cổng thông tin điện tử kê khai cho người nộp thuế. Các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài nộp thuế xuyên biên giới. Với cổng này, họ sẽ được kê khai trên nền tảng số, đồng thời họ sẽ chuyển tiền nộp thuế vào tài khoản ngoại tệ mà chúng tôi đã công khai trên cổng thông tin điện tử thu thuế, nộp thuế xuyên biên giới. Vừa khai trương xong, các tập đoàn công nghệ lớn chẳng hạn như YouTube hay Microsoft Singapore đăng ký nộp thuế. Chắc chắn đây là một khoản thuế mà lâu nay tiềm năng đang rất tốt, mà chúng ta thu được nhiều. Hay là về vấn đề tạo thuận lợi, những tiện ích thuận lợi nhất cho người nộp thuế, như các hộ gia đình hay cá nhân, thì có thể kê khai thuế và nộp thuế trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng. Thế nên chúng tôi đã triển khai trên 54 ngân hàng thương mại mà có ủy quyền dịch vụ thu thuế cho ngành thuế, thì sẽ kết nối với Kho bạc nhà nước và kết nối với cơ quan thuế. Người nộp thuế có thể vào app đấy để kê khai thuế và tự nộp thuế mà không cần phải đến kho bạc hay kho cơ quan thuế, ngân hàng. Việc nộp thuế như thế cũng sẽ rất thuận lợi.

Bước thứ ba, chúng tôi sẽ đưa ra kết nối giữa thuế cơ quan thuế với dữ liệu dân cư quốc gia do cơ quan công an xây dựng và quản lý. Chúng tôi lấy mã số định danh của dữ liệu quốc gia về dân cư làm mã số định danh thuế duy nhất. Như vậy một người mà có nhiều định danh thuế thì được xóa và chỉ sử dụng một định danh thuế duy nhất theo định danh thuế ở dữ liệu điện tử, có nghĩa là dân cư theo căn cước công dân đã được cấp. Thế nên kể cả trên cả thị trường chứng khoán, chúng ta sẽ dẹp được những tài khoản ảo và tạo nên sự minh bạch, kể cả các cái tài khoản ảo trên thị trường chứng khoán. Chẳng hạn như mã số thuế, cũng là từ nhiều mã số thuế trở thành chỉ còn một mã số thuế. Hay ví dụ như giao dịch về bất động sản. Bất động sản ở các công ty bất động sản mua, thu tiền của dân thì phải bán đúng với giá mình đã công khai, hay là người dân bán nhà cửa, bán bất động sản thì bản thân phải kê khai đúng số giá mình đã bán để tránh gian lận, như vậy thì tạo nên sự minh bạch,và nhiều giải pháp khác nữa. Và chúng tôi tin rằng, như vậy, chúng ta sẽ tăng được nguồn thu nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe của doanh nghiệp, nói cách khác là sẽ nuôi dưỡng được nguồn thu. Đồng thời chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm 10 % chi thường xuyên và đảm bảo cho việc phát huy hiệu quả của chi đầu tư xây dựng cơ bản.Với nhiều giải pháp như vậy thì có thể nói việc cân đối thu chi ngân sách cũng như đảm bảo các cái nguồn lực để đầu tư phát triển sẽ tốt hơn.