Từ Chính sách ra Cuộc sống: Việt Nam đang bước vào giai đoạn chiến lược 2021-2030 với những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội mới. Bên cạnh những kịch bản trong chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID – 19, Chính phủ Việt Nam cũng đang xây dựng một chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Nghị quyết 128 của Chính phủ đã giúp Việt Nam “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua. Năm 2022 là năm đầu tiên trong chương trình phục hồi kinh tế, đòi hỏi những giải pháp đặc biệt. Phó Thủ tướng Chính Phủ Lê Minh Khái đã đại diện đối thọai về nguồn lực và động lực mới cho thúc đẩy, phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID – 19 tầm nhìn quốc gia, hành động địa phương, xu hướng toàn cầu.
Kính thưa Quý vị! Đại dịch COVID-19 là cú sốc lớn, tác động nhiều mặt đối với đời sống kinh tế – xã hội mọi quốc gia trên thế giới. Sau những thành công trong ứng phó với bốn đợt bùng phát dịch bệnh, Việt Nam đã chuyển sang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Sự chuyển hướng đó đòi hỏi phải làm tốt cả việc phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và sẵn sàng ứng phó có hiệu quả với dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả, Việt Nam cần khơi thông, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, động lực có thể đang bị cản trở bởi các nút thắt thể chế, hoặc có thể bị ngưng trệ do chính hậu quả dịch COVID-19.
Để phát huy nguồn lực xã hội, tìm kiếm giải pháp, thúc đẩy nhanh chóng, kịp thời và chính xác các hoạt động chính sách vào đời sống, nhằm kiểm soát dịch và tái thiết kinh tế. Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương, Từ Chính sách ra Cuộc sống, Văn phòng Chính phủ phối hợp thực hiện chuỗi hoạt động về Nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam.
Kính thưa Phó Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025 và đến năm 2030, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2021-2025 khoảng 6,5-7%. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 bùng phát đã tác động nghiêm trọng, chưa có tiền lệ đến mọi mặt kinh tế, xã hội và đời sống người dân của hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế của nước ta năm 2020 và 2021 mức thấp trong nhiều năm trở lại đây. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách gì?